Trong quá trình thi công xây dựng khó có thể tránh khỏi những sự cố. Một trong số đó là sự cố thi công ép cọc bê tông. Vậy biện pháp xử lý sự cố trong ép cọc bê tông như thế nào, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.
1. Vì sao ép cọc bê tông lại rất cần thiết
Ép cọc bê tông tạo độ chắc chắn cho móng công trình. Nền móng vững chắc thì mới đảm bảo độ bền vững của công trình theo thời gian. Chúng giúp cho công trình không xảy ra tình trạng sập lún, nghiêng..
Phương pháp ép cọc bê tông được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Ép bê tông sử dụng lực để ép cọc xuống đất, thường được áp dụng tại các khu vực đông dân cư.
2. Các sự cố xảy ra trong khi ép cọc bê tông
Trong quá trình ép cọc bê tông không thể tránh khỏi những sai sót. Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân sự cố xảy ra:
- Cọc bị nghiêng, lệch so với thiết kế ban đầu. Nguyên nhân là do gặp phải chướng ngại vật khi thi công. Hiện tượng này thường xảy ra ở những địa chất cứng, nhiều đá to.
- Xuất hiện các vết nứt ở chân cọc. Nguyên nhân là do chướng ngại vật xuất hiện nên làm cho lực ép lớn.

Các sự cố xảy ra trong khi ép cọc bê tông
- Ép cọc chưa tới độ sâu của thiết kế nhưng áp lực đã đạt. Trong trường hợp này, có thể do hai nguyên nhân sau: lớp cát trung tính bị ép quá chặt hoặc gặp vật cản.
- Ép cọc đến độ sâu thiết kế theo tính toán nhưng áp lực đầu cọc chưa đạt yêu cầu. Trường hợp này thường xảy ra do đầu cọc chưa đến lớp cát hạt trung thì gặp phải thấu kính hoặc đất yếu… Gặp phải trường hợp này cần phải báo cho đơn vị kỹ thuật để kiểm tra và đưa ra phương pháp xử lý.
- Kỹ thuật thi công ép móng cọc không chính xác cũng là một trong những nguyên nhân gây trì hoãn trong quá trình thi công.
Các điều kiện dừng ép cọc bên trên đều khá phổ biến tại hầu hết các công trình. Vì vậy, bạn phải luôn có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Biện pháp khắc phục các sự cố khi ép cọc
Người ta thường nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, khi thi công ép cọc bê tông, để tránh những tình trạng trên xảy ra thì bạn nên khoan dẫn cọc trước khi thi công ép cọc bê tông. Khoan dẫn trước khi ép cọc là một phương án thi công khá phổ biến hiện nay. Nó không chỉ giúp tạo độ vững chắc cho công trình, hạn chế những sự cố ra mà còn tránh gây ảnh hưởng lên những công trình xung quanh.

Biện pháp xử lý sự cố trong ép cọc bê tông
Nhưng nếu công trình của bạn gặp phải các sự cố như trên thì bạn có thể áp dụng những biện pháp khắc phục sau:
- Tùy vào từng trường hợp mà ta sẽ đưa ra các cách khắc phục khác nhau. Với những cọc bị nghiêng, lệch cần phải dừng việc ép cọc lại và tìm ra nguyên nhân. Trường hợp gặp vật cản thì tiến hành đào phá bỏ.
- Khi cọc bị cong, nứt vùng chân thì tiến hành thăm dò. Vật cản bé thì tiến hành ép cọc lệch sang vị trí bên cạnh. Nếu vật cản lớn thì kiểm tra số lượng cọc có đủ khả năng chịu tải hay không. Nếu chưa đủ phải tăng số lượng cọc hoặc cần phá bỏ vật cản đi.
- Ép cọc chưa đến độ sâu thiết kế nhưng áp lực đã đạt thì cần giảm bớt tốc độ ép. Nếu cọc không xuống thì ngừng ép và đưa ra biện pháp xử lý.
Trên đây là những thông tin về biện pháp xử lý sự cố trong ép cọc bê tông điều kiện. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn.
Để biết thêm thông tin khác về ép cọc bê tông cũng như các dịch vụ khác bạn hãy truy cập Website: tamhoa.com.vn hoặc gọi đến số Hotline: 0367.222.111 để được tư vấn chi tiết.
>>> Xem ngay: Báo giá khoan dẫn cọc cập nhật mới nhất tại Hà Nội <<<
Key: Biện pháp xử lý sự cố trong ép cọc bê tông